Subscribe in a reader

-----------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------

Thursday, May 10, 2007

Đừng nhận thức lệch

Ra trường hơn một năm, trên 10 công ty tôi đã tham gia phỏng vấn thì không ai hỏi tôi tốt nghiệp khá hay giỏi, luận văn bao nhiêu điểm.
Các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra rất bao quát và nhiều khía cạnh, từ kiến thức căn bản, xã hội đến những họat đọng tập thể và ý tưởng của bạn...

Tôi đúc kết được rằng: kiến thức chuyên ngành trước hết phải vững, nếu không có kinh nghiệm, bạn phải có định hướng và chuẩn bị cho tương lai, ít nhất là những mục tiêu và kế hoạch của riêng bạn. Nhà tuyển dụng biết bạn là ai và họ đánh giá cao những gì bạn nghĩ và làm ở vị trí hiện tại của bạn. Cho nên học vẫn phải học, giỏi càng tốt. Nhưng phải có sự đầu tư cho những kỹ năng khác.

Điểm 10 chất lượng, chỉ 2 điểm của giảng viên.

Đây là đoạn trích trong báo tuổi trẻ:

  • Trước hết phải nói rằng bằng cấp không phải tấm hộ chiếu vào đời. Hiện nay tôi đang là sinh viên một chương trình đào tạo đặc biệt của trường đại học Bách Khoa. Hằng ngày được tiếp xúc với thầy cô giỏi, có những điều kiện học tập tốt, nhưng chưa bao giờ tôi và các bạn mình nghĩ rằng ra trường sẽ tìm được một việc làm "có giá" với mác " kỹ sư tài năng" hay" kỹ sư chât lượng cao". Học ở trường lúc nào chúng tôi cũng được thầy cô cảnh báo: "điểm 10 chât lượng chỉ 2 điểm của giáo viên, còn 8 điểm kia tùy thuộc vào sinh viên". Nên nhớ nhà trường chỉ cung cấp cho ta cái sườn kiến thức cốt lõi, còn đắp thêm da thịt cho nó như thế nào, gíup nó hoạt động ra sao điều đó là ở bạn...
  • Với tinh thần năng động của thế hệ trẻ hiện nay, xã hội và tất cả ngành nghề đều có cửa, có đường đi cho những người trẻ. Một vài người bạn cùng lớp tôi sẵn sàng đi làm công nhân vào mùa hè, hằng ngày cưa, hàn, khoan, tiện,... trong các xưởng máy. Khoan chê lương ít, việc cựa mà hãy xem đây cũng là một môn học thực tế, quá tốt và hòan toàn miễn phí!
  • Chương trình học tập của chúng tôi bao gồm cả 2 đợt thự tập: công nhân, kỹ sư, có lẽ để nhắc chúng tôi : phải biết tự mình tích lũy kinh nghiệm bằng cách đi từ thấp lên.
  • Riêng bản thân dù hơn một năm nữa mới ra trường, nhưng tôi đã thử tham gia các cuộc tuyển dụng của một số công ty: BAT, P&G, Unilever, Maersk...
    Những cuộc tuyển dụng này đã giúp tôi biết thế nào là kiểm tra kỹ năng, là phỏng vấn, là một môi trường làm việc thực tế... Có một chi tiết với đơn dự tuyển: các nhà tuyển dụng thường có câu hỏi: "bạn có những kinh nghiệm làm việc nào? (tòan thời gian/bán thời gian/thực tập). Hiếm khi họ yêu cầu bạn liệt kê những công ty bạn từng làm. Đừng ngây ngô nghĩ rằng có bằng đại học một bước làm quan!
  • Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận nhà trường vẫn là nơi hỗ trợ nhiều nhất cho sinh viên. Chẳng hạn, nhà trường nên mở những môn mang tính tiếp cận thực tế như : "nhập môn công tác kỹ sư" (Trường BK đã làm và được rất đông SV hưởng ứng), mở các hội thảo với doanh nghiệp...