Có thể bạn không biết?
Chữ X được ghi trên ổ đĩa (VD: 52X) có ý nghĩa gì ?
Ký tự X được ghi trên ổ đĩa CD-ROM là một con số biểu diễn đơn vị đo.
Ví dụ trên ổ đĩa có ghi 52X: ký tự X là đại diện cho đơn vị đo tốc độ dữ liệu đọc được của ổ đĩa.
1X có giá trị là 150 Kbps (Kilobyte per second) số byte dữ liệu đọc được trên 1 giây.
Vậy với một ổ đĩa 52X thì tốc độ đọc dữ liệu tối đa của ổ đĩa đó là 52 x 150 Kbps
------------------
Như thế nào là bit (b), byte (B), kilobyte (KB), megabyte (MB), giagabyte (GB), terabyte (TB)… ?
Trong máy tính, việc xử lý thông tin dựa trên đơn vị nhỏ nhất là bit. Đây là những đơn vị trong máy tính:
8 bits = 1 B
1 KB = 1.024 B
1.024 KB = 1 MB
1.024 MB = 1 GB
1.024 GB = 1 TB
Lớn hơn TB thì còn có 2 đơn vị nữa là petabyte (= 1.024 TB) và exabyte (= 1 tỉ GB).
------------------
Dấu "+" và "-" (Ví dụ DVD-R và DVD+R) có nghĩa là gì?
Nó là hai chuẩn định dạng đĩa DVD có thể ghi được do nhóm các nhà sản xuất ổ ghi đĩa DVD đưa ra.
DVD-R (gọi là DVD-gạch-R hay DVD-trừ-R) ra đời đầu tiên và có hai loại: DVD-R for General (G) và DVD-R for Authoring (A).
DVD-R (G) phục vụ các nhu cầu rộng rãi và DVD-R (A) dành cho mục đích chuyên nghiệp.
Ổ đĩa đọc DVD thông dụng có thể đọc hai định dạng này nhưng để ghi được chúng, bạn cần sử dụng ổ đĩa ghi hỗ trợ định dạng tương ứng.
DVD-RW là định dạng đĩa DVD-R có thể ghi lại nhiều lần. DVD+R là phiên bản chỉ ghi được một lần của DVD+RW.
Trước đây, hai định dạng DVD– và DVD+ xung khắc tới mức không thể chung sống hòa bình với nhau.
Trên thị trường xuất hiện những ổ ghi hoặc theo định dạng DVD- hoặc theo DVD+,
nhưng hiện nay ổ ghi DVD có thể ghi được cả hai định dạng DVD- và DVD+ gọi là Dual DVD DVD±RW
---------------------
Khi nói đến màn hình ta thường nghe nói đến các thuật ngữ gì?
+ Viewable area: vùng hiển thị hình ảnh, văn bản trên màn hình mà người dùng có thể nhìn thấy được.
+ Resolution: độ phân giải của màn hình, tính bằng số lượng các điểm ảnh trên đường ngang (row) và đường dọc (column). Ví dụ màn hình hỗ trợ các độ phân giải 640x480, 1024x768, 1280x1024,…
+ Pixel: là điểm ảnh, điểm sáng hiển thị màu trên màn hình.
+ Dot pitch: là khoảng cách giữa tâm các điểm ảnh, khoảng cách càng nhỏ màn hình có độ phân giải càng cao, hình ảnh hiển thị càng sắc nét. Ví dụ: 0 .31mm, 0.28mm, 0.27mm, 0.26mm, và 0.25mm, …
+ Colour Depth (độ sâu của màu): số lượng màu hiển thị trên 1 điểm ảnh. Ví dụ: 16,8 triệu màu, 65.000 màu,…
+ Refresh Rate: tốc độ làm tươi hình ảnh hay gọi là tần số quét của màn hình, là số lần "vẽ lại" hình ảnh trong 1 giây từ trên xuống dưới cho tất cả các điểm ảnh. Chất phosphor giữ cho độ sáng điểm ảnh vừa đủ để mắt người không cảm nhận được sự thay đổi này. Thông số này rất quan trọng, nó càng cao thì mắt người dùng không bị mỏi. Mỗi loại màn hình có thể hỗ trợ các tần số quét khác nhau (50 Hz, 60 Hz, 72 Hz, 85 Hz, 90 Hz, 100 Hz… ).
+ Respect ratio: tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng của màn hình giúp hình ảnh không bị kéo dãn khi được thể hiện ở những khung hình khác nhau, thông thường tỉ số này là 4:3.
+ Power Consumption: công suất tiêu thụ điện của màn hình